Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature currently requires accessing the site using the built-in Safari browser.
Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn
Vừa mới bắt đầu dựng nước, nhân dân ta đã phải liên tiếp đương đầu với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài. Truyền thuyết nhan gian kể lại cuộc chiến đấu chống lại nhiều kẻ giặc như giặc Man, giặc Mủi Đỏ, giặc Ân... xác nhận từ thời các vua Hùng, nhân dân ta đã phải nhiều lần đứng dậy chống ngọai xâm
Chặng đường từ An Dương Vương đến Trưng Vương (179 TCN -43)
Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia âu Lạc ra làm 2 quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (bắc Trung Bộ), cử quan lại và quân lính sang cai trị và đóng đồn. Cách cai trị của họ Triệu tương đối lỏng lẻo. Triệu Đà chưa xoá bỏ vương hiệu của thủ lĩnh đất Tây Vu là đất bản bộ của họ Thục và vẫn cho các Lạc tướng được trị dân như cũ. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trì. Cơ cấu xã hội Âu Lạc cũ hầu như chưa bi đụng chạm đến. Trong hơn 60 năm thống trị của nhà Triệu, trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân không có những biến động quân sự, chính trị lớn.
Từ sau Trưng Vương đến khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân (43-542)
Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, nhà Đông Hán lập lại ách thống trị đối với nước ta. Chính sách nô dịch, bóc lột và đồng hóa được đẩy mạnh, có hệ thống và quy mô lớn hơn trước.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.
Sau khi đánh bại cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Nam hán, với uy danh của chiến thắng Bạch Đằng, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chế độ tiết độ sứ, xây dựng triều đình mới, lấy Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) làm kinh đô, dựng cung điện.
Loạn 12 sứ quân - Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
Từ những năm 960, đất nước càng rối loạn. Ngô Xương Văn (Xương Ngập chết vào năm 954) nhiều lần đem quân đi đàn áp các cuộc nổi loạn nhưng không có kết quả. Năm 965, Xương Văn chết. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên 12 vùng đất biệt lập do 12 thủ lĩnh đứng đầu mà sử cũ gọi là 12 sứ quân :
Nhà Đinh 12 năm (968-980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình)
Đất nước trở lại thống nhất, yên bình. Năm 968, Vạn Thăng vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (tức Đinh Tiên Hoàng) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư. Mùa xuân năm 970; tiến thêm một bước, Đinh Bộ Lĩnh bỏ không dùng niên hiệu của nhà Tống, tự đặt niên hiệu là Thái Bình và sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. Một quốc gia độc lập có quốc hiệu, có nhà nước riêng do hoàng đế đứng đầu đã được xác lập.